Cách xử lý mà cô giáo mầm non nào cũng phải thuộc lòng khi gặp trong tình huống giảng dạy
Là cô giáo mầm non bạn luôn phải chịu những áp lực rất lớn khi giảng dạy trẻ nhỏ. Nếu gặp những tình huống khó xử, là cô giáo bạn nên giải quyết theo những bí kíp này nhé.
Nếu trẻ không chịu ngủ trưa
Trong giờ nghỉ trưa, có rất nhiều bé không chịu ngủ, mà nghịch ngợm ảnh hưởng đến cả lớp. Muốn giải quyết việc này không khó. Đầu tiên các cô phải biết tạo cho trẻ thói quen đến giờ là phải đi ngủ bằng cách kể chuyện, hát ru. Tiếp theo có thể xoa nhẹ lên trán gần mắt sẽ khiến bé dễ ngủ hơn.
Cách xoa bóp này áp dụng được cho cả những bé nghịch ngợm nhất. Nhưng trước tiên cô hãy tách những bé “thủ lĩnh” sang một chỗ riêng, dỗ cho bé nghịch nhất ngủ trước thì các bé khác sẽ ngủ theo
Trường hợp bé vẫn nhất quyết không ngủ, cô giáo không nên ép buộc mà nên tách bé sang phòng khác để bé thoải mái chơi đồ hàng. Cô giáo sau đó hãy trao đổi với phụ huynh để đảm bảo giờ ngủ đủ cho bé.
Dạy trẻ về cây xanh mà bé không đồng ý với ý kiến của cô, thì bạn phải giải thích ?
Trong bài giảng về việc cần phải tưới nước thường xuyên nếu muốn xây xanh tươi tốt và phát triển. Nhưng bé lại cho rằng ở nhà, cây bàng của mẹ không cần tưới nước mà vẫn sống. Cô giáo sẽ xử lý thế nào?
Cô không nên vội kết luận đúng sai, mà hẹn bé cùng làm một buổi thí nghiệm về cây xanh. Cô hãy chọn cây đỗ để dễ so sánh. Khi cây héo lá, cho bé quan sa’.t hiện tượng khác nhau giữa cây được tưới nước và không. Lúc này bé sẽ tự rút ra kết luận và giải thích thêm cho bé rằng cây bàng là cây không ưa nước, không cần tưới nhiều, nhưng nếu lâu không tưới cây bàng cũng có thể bị c.h.ê’t.
Trẻ không nghe lời khi cô yêu cầu, bạn sẽ xử trí ?
Trong giờ chơi xếp đồ hàng, bé (ở độ tuổi 18 – 24 tháng) không làm theo yêu cầu đã được cô đặt ra ban đầu với cả lớp mà lại làm theo ý mình thích. Cô giáo lúc này nên đến gần, hào hứng hỏi xem bé đang xếp gì và giúp đỡ, tránh gạt ý kiến và bắt ép bé làm theo ý mình. Sau đó mới gợi ý bé làm thêm cả yêu cầu để “chạy đua” cùng cả lớp.
Trẻ không chọn đáp án theo yêu cầu của cô
Khi cô yêu cầu chọn đồ chơi màu đỏ, bé (18 – 24 tháng tuổi) lại chọn đồ chơi màu xanh. Nguyên nhân có thể do bé chưa chú ý, hoặc không biết màu đỏ. Điều xấu nhất là bé thích làm ngược lại yêu cầu của cô.
Cô nên ôn tồn hỏi bé cầm trên tay màu gì, rồi nhắc lại yêu cầu của mình. Nếu bé vẫn không tìm được, cô nến giúp bé và cho bé so sánh giữa hai màu.
Trẻ mong muốn được công nhận công sức
Trong giờ hoạt động, khi cô giáo ra đề bài và có bé hoàn thành xong sớm, cô vui vẻ tiến lại hỏi han và bé hãnh diện nói mình đã xong rồi. Tuy nhiên cô không hỏi thêm về công trình đẹp đẽ đó mà liền bỏ đi luôn. Bé cứ ngước theo và chờ đợi.
Lúc này, cô nên quay lại, trò chuyện cùng bé về những khó khăn, thuận lợi khi làm theo yêu cầu của cô. Cô hãy khuyến khích tinh thần biết học hỏi của bé, và giúp bé rút kinh nghiệm ở những chỗ chưa được. Còn thời gian, cô gợi ý xem trẻ có muốn thực hiện thêm những thử thách mới không, và giúp bé chơi thật vui vẻ.
Trẻ vô tình ngó lơ bạn khi chơi đồ hàng
Vì quá tập trung, Ngọc vô tình không để ý đến người bạn chơi cùng mình là Hương, khiến Hương bỏ đi. Cô hãy tiến đến tỏ ý chơi cùng và kéo Hương nhập cuộc. Cả ba hãy cùng chơi vui vẻ, rồi một lúc sau, cô hãy rơi đi để lại Hương và Ngọc chơi riêng với nhau. Nếu Hương vẫn chưa hiểu luật chơi của Ngọc, cô hãy giúp Hương nhập vai và giúp bé nói lên những ý tưởng của mình.
Bé không biết chơi đồ hàng một cách giữ gìn
Khi chơi đồ hàng, bé vô ý không biết cách là quần áo cho búp bê, cô giáo nên tinh ý chuẩn bị cho bé những bộ quần áo khác để bé là, hoặc gợi ý thay quần áo cho búp bê trước khi làm vậy. Cô cũng giải thích hành động của mình vì muốn tránh quần áo hỏng khi là trực tiếp trên người búp bê. Đồng thời hướng dẫn bé từng bước là quần áo như người lớn vẫn hay làm ở nhà.
Trẻ cãi nhau khi chơi trò chơi:
Trong giờ hoạt động, có hai bé tranh cãi nhau về việc thỏ sinh sống trong rừng hay ở nhà. Hãy tiến đến và hỏi ý kiến của hai bé, sau đó giảng giải từng chút một rằng có con thỏ sống trong rừng, cũng có thỏ sống ở nhà. Hãy khiến bé cảm thấy được tôn trọng ý kiến cá nhân, sau đó mới giúp bé hiểu điều gì là đúng.
Phát hiện trẻ bị đau mắt
Trong khi rửa mặt cho bé 24 – 36 tháng tuổi mà phát hiện bé bị đau mắt, cô giáo cần hết sức bình tĩnh. Hãy để cháu rửa mặt sau cùng và để khăn mặt sử dụng xong ở chậu riêng, giặt bằng xà phòng, luộc nước sôi rồi phơi nắng.
Sau đó cô rửa sạch tay bằng xà phòng, sa’.t khuẩn bằng cồn để tránh lây nhiễm. Dùng thuốc nhỏ mắt nhỏ cho bé và cách ly với trẻ khác. Cuối giờ hãy trao đổi với gia đình phối hợp giải quyết.
Bé không chịu nghe lời khi hoạt động tập thể:
Trong giờ hoạt động ngoại khóa, khi cô yêu cầu cả lớp đi rửa tay để chuyển sang hoạt động khác, vẫn có bé không chịu nghe lời và tiếp tục nghịch bẩn, cô nên nhẹ nhàng giải thích cho bé hiểu thời gian chơi đã hết. Sau đó hãy gợi ý cho trẻ hoạt động tiếp theo sẽ thú vị hơn với nhiều đồ chơi, trò chơi hay. Gợi ý thêm những hoạt động khác trong tháng để trẻ biết mình có thể được chơi tiếp vào những lần sau. Nếu trẻ vẫn không chịu nghe lời, cô nên giao hẹn với cháu rằng bé sẽ là người cuối cùng và phải rời khỏi đây.
Trẻ cấu véo bạn khi đi ngủ
Vì không ngủ được, một số bé nghịch ngợm cấu véo bạn bên cạnh, khiến bạn khóc ré lên. Cô nên ý thức được cho bé ngay từ buổi đầu tiên khi đến giờ là phải ngủ. Sau đó nhẹ nhàng kể chuyện, ru bé vào giấc từ từ. Chỉ cần áp dụng ngay từ những ngày đầu, sẽ tạo thói quen cho bé không quấy bạn nữa.
Trẻ không chịu quàng khăn khi trời lạnh:
Vì trời lạnh, mé muốn quàng khăn cho bé nhưng bé không chịu. Mẹ đành dỗ chỉ cần quàng đến trường là có thể tháo ra. Quả thật khi đến trường, bé làm theo đúng lời mẹ, không đồng ý đeo thêm khăn nữa.
Cô hãy đến chào bé, sửa sang quần áo và khen khăn bé thật đẹp, bé quàng lên rất xinh. Đồng thời cũng giải thích trời lạnh, cần quàng khăn nếu không sẽ đau họng, ốm và không đi chơi với các bạn được.
Cô cũng nên trao đổi với phụ huynh là không nên nói dối trẻ nếu muốn trẻ làm theo.
Giải thích về những loài gia cầm mà trẻ thắc mắc
Khi học về gia cầm, cô có nói gà trống, gà mái, vịt, ngan, ngỗng đều có hai cánh, hai chân, mỏ, đẻ trứng và nuôi trong gia đình là gia cầm.
Tuy nhiên có bé phát biểu rằng gà trống thì không đẻ trứng.
Cô hãy nhiệt tình nói thắc mắc của bé cho cả lớp và giải thích lại: Những con vật có hai cánh, hai chân, có mỏ, được nuôi trong gia đình để lấy thịt, lấy trứng làm thức ăn cho con người được gọi là gia cầm.
Gà trống không để trứng nhưng cũng có hai cánh, hai chân, có mỏ, nuôi trong gia đình để lấy thịt nên cũng là gia cầm.
Nếu trẻ làm sai, không nên kết luận vội:
Trong giờ học về gia đình, cô tổ chức trò chơi “Xếp mô hình các thành viên trong gia đình” theo thứ tự, nhưng các bạn lại cho rằng một bé xếp thế là sai.
Nếu bé làm theo ý của mình, cô đừng vội kết luận trẻ đúng hay sai.
Cô hỏi bé vì sao lại chọn đáp án như vậy và cho bé thời gian giải thích.
Sau đó hãy để các bạn bên cạnh giải thích, rồi mới đến lượt cô nêu ý kiến.
Tôn trọng ý kiến của bé luôn là điều nên làm đầu tiên.
Trẻ cướp lời khi trả lời:
Khi đang dạy học, cô hỏi Lan một điều, nhưng Nam lại cươ’.p lời trả lời trước. Cô không nên mắng Nam mà tỏ ý khen, hỏi vì sao Nam lại biết. Sau đó hỏi thêm về những kiến thức Nam biết. Sau đó mới nhắc nhở Nam phải giơ tay phát biểu, không nói leo và khuyến khích lần sau hãy hăng hái phát biểu xây dựng bài.
Trẻ thắc mắc “Vì sao mèo rửa mặt?”
Nếu trẻ hỏi câu hỏi này, cô nên giải thích rằng mèo là động vật ưa sạch sẽ, ngay khi sinh đã biết tự chăm sóc bộ lông bằng cách liếm bụng, lưng.
Còn việc liếm chân rồi mới bôi lên mặt nghĩa là mèo đang rửa mặt như người.
Đồng thời giáo dục trẻ hãy biết chăm sóc, bảo vệ vật nuôi, và giữ vệ sinh bản thân.
Trẻ hỏi: “Vì sao chim trú đông?”
Cô hãy cho trẻ thảo luận, nêu ý kiến và nhận xét về mùa đông. Sau đó cho trẻ kể về quần áo mùa đông, thời tiết ngày hôm đó.
Cô giải thích cho trẻ chim cũng không chịu được rét, nên mới phải bay đi trú đông.
Cô cũng nên giáo dục trẻ biết giữ gìn vệ sinh, bảo vệ sức khỏe, mặc ấm khi trời lạnh.
Trẻ khóc to khi đang học bài
Trong giờ học, khi đang giảng bài mà bỗng nhiên có bé kêu đau bụng và khóc rất to, cô hãy đến gần bế trẻ và thông báo cho cả lớp biết tình hình sức khỏe bạn. Cô giao trách nhiệm đọc thơ, hát,… cho lớp trưởng, và yêu cầu các cháu phải nghe lời lớp trưởng. Tiếp theo cô đưa bé đau bụng vào phòng nghỉ, hỏi han bé ăn uống và xoa dầu. Nếu bé vẫn không đỡ thì cho cháu đến phòng y tế để theo dõi và xử lý kịp thời.